Cám ơn Tedx ĐaKao đã mang tới cơ hội chi sẻ về dự án nhằm lan tỏa và truyền đi thông điệp của chúng tôi.
“Mỗi một đất nước, một nền văn hóa dù lớn hay nhỏ luôn có những giá trị riêng đóng góp vào giá trị chung của thế giới. Chúng ta cần giữ gìn, tôn trọng và phát triển những giá trị văn hóa ấy nhằm phát triển giá trị, lợi ích cho chính đất nước mình và nâng cao giá trị trên thế giới nói chung.
Những giá trị truyền thống không chỉ là những gì người xưa để lại mà luôn được bồi đắp trong dòng chảy của hiện tại và tương lai. Mỗi chúng ta là một phần tạo nên dòng chảy ấy.
Hãy luôn tự hào về dân tộc của bạn!”
BÀI TEDX
Văn hoá được truyền tải qua nhiều hình thức như những câu ca dao, dân ca, bài ca, câu hát, từ những câu chuyện mẹ kể và còn được truyền tải qua những bức tranh dân gian.
Từ đấy chúng ta cũng thấy rằng giữa văn hóa và mỹ thuật đều có sự liên quan mật thiết với nhau, từ những hình ảnh, họa tiết của tranh chúng ta sẽ hiểu về văn hóa của mình, về dân tộc mình.
Đối với tôi, văn hoá như một dòng sông chảy, mỗi người là 1 dòng nước và khi chúng ta cùng nhau đi chung một hướng, chúng ta sẽ tạo thành một dòng chảy riêng
Trịnh Thu Trang trưởng dự án Hoạ sắc Việt
1. Văn Hóa Việt, Identity của Việt Nam
Tôi có một câu hỏi dành cho các bạn hôm nay: khi nhắc đến Việt Nam điều đầu tiên các bạn nghĩ đến là gì? Là món ăn, Phở? Là trang phục, áo dài, chiếc nón lá? Hay là cờ đỏ sao vàng?
Trước đây đối với tôi Việt Nam gắn với phở, áo dài, nón lá, nhưng giờ đây điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi nhắc về Việt Nam sẽ là tranh Hàng Trống của kinh đô Thăng Long, Hà Nội có bề dầy lịch sử 400 năm cũng là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Năm 2013, trong 1 lần có duyên gặp gỡ nghệ nhân Lê Đình Nghiên – nghệ nhân cuối cùng vẽ của tranh Hàng Trống được bác cho xem tranh, giải thích ý nghĩa. Bộ “Tố nữ” chính là bốn bức tranh Tết đầu tiên tôi được tiếp cận và cảm thấy quý trọng trước ý nghĩa sâu xa mà gần gũi. Không chỉ đơn giản là bốn cô gái với nhạc cụ trên tay, bộ tranh còn gửi tới người thưởng thức những thông điệp đặc biệt khác nghệ nhân Lê Đình Nghiên lại nói về bộ Tố nữ một cách giản dị, ấm áp. Những âm thanh không chỉ là tiếng đàn, tiếng phách mà còn là những âm thanh vui vẻ trong gia đình: tiếng cười con trẻ, tiếng lách cách mâm cơm, tiếng vợ chồng trò chuyện…Bộ tranh là lời chúc Tết các nghệ nhân muốn gửi tới mọi nhà: chúc cho năm mới nhà ai cũng sẽ tràn đầy “tiếng vui”
Tôi rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp rực rỡ, cá tính cũng như sự số lượng phong phú và ý nghĩa của dòng tranh này.
Tìm hiểu sâu hơn tôi ngạc nhiên hơn nữa khi bác Nghiên đã chia sẻ về tình hình hiện tại .Làng nghề truyền thống bị mai một chỉ còn duy nhất bác còn vẽ tranh, nhu cầu mua tranh ko còn nhiều, tìm kiếm tư liệu và cơ hội xem các bức tranh gốc rất ít ỏi… không thể để một dòng tranh nhiều giá trị như vậy mất đi từng ngày một cách đáng tiếc. Điều này thôi thúc tôi bắt đầu cuộc hành trình nghiên cứu và sưu tập tranh Hàng Trống. Chưa biết làm gì để cải thiện tình hình nhưng với tôi lúc đó cần lưu giữ lại đã vì những nét vắn hóa truyền thống này chính là nguyên liệu quan trọng để tạo nên nhận diện riêng cho Việt Nam.
Tranh tố nữ
2. Tương lai của Tranh Hàng Trống – Ứng dụng công nghệ 4.0 vào tranh hàng trống
Ngày xưa, các làng nghề làm tranh về nhiều chủ đề như tranh thờ, tranh Tết. Mỗi bức tranh đều có giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa, câu chuyện riêng và tín ngưỡng tập quán đằng sau nó. Tranh Hàng Trống phản ánh nhu cầu cuộc sống của người dân kinh đô Thăng Long Hà Nội như bức chợ quê mô tả đời sống thường ngày, Ông hoàng cưỡi lốt phản ánh mong muốn chế ngự sức mạnh của nước tránh được thiên tai lũ lụt, mang đến mùa màng tốt tươi cho người dân.
Ngày nay, đời sống chúng ta ngày càng được đổi mới, khoa học công nghệ, giao thương phát triển mạnh. Nhờ đó để thực hiện mong muốn của mình, phòng tránh thiên tai mọi người ko còn chú trọng nhiều đến tập tục, lễ nghi, thờ cúng nữa mà nhờ vào khoa học, kĩ thuật, các hình thức trang trí nhà cửa ngày tết cũng có nhiều lựa chọn hơn. Vì thế những loại hình nghệ thuật dân gian như thờ cúng, treo tranh tết không còn được sử dụng phổ biến trong đời sống người Việt Nam nữa. Những giá trị xưa cũ lùi vào quá khứ với tôi đây là quy luật rất tự nhiên và để nghệ thuật truyền thống tiếp tục mang lại giá trị cho cuộc sống hiện tại mỗi chúng ta cần chung tay trong việc tìm hiểu, biến đổi, sáng tạo bằng nhiều hình thức.
Là một nhà thiết kế, tôi và nhiều đồng nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc chọn hoạ tiết đặc trưng của Việt Nam để đưa lên thiết kế cho brand và băn khoăn về việc tạo dựng 1 phong cách thiết kế riêng cho Việt Nam. Trong khi chỉ 1 cú click chuột ta có thể tìm được rất nhiều kết quả về họa tiết truyền thống của Nhật, Hàn hay Trung Quốc. Trong khi nghệ thuật, mỹ thuật truyền thống là một nguồn nguyên liệu đồ sộ và quý giá nay lại ít người biết tới. Với công nghệ hiện nay, các nhà thiết kế có thể số hóa, sáng tạo trên chất liệu là màu sắc, họa tiết, đề tài của tranh dân gian để ứng dụng lên các sản phẩm thiết kế. Thay vì sử dụng y hệt những hình ảnh thời xưa cũ ta phát triển chúng lên thành những hình ảnh, thiết kế phù hợp với phong cách sống hiện đại bây giờ. Từ đó tôi cùng các thành viên trong nhóm S-River thực hiện dự án sách Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống cuốn sách nghiên cứu họa tiết màu sắc tranh truyền thống để ứng dụng trong thiết kế thực tế và truyền thông văn hóa, triển lãm tranh dân gian Hàng Trống cùng các ứng dụng. Và rất hạnh phúc khi dự án được đón nhận bởi nhiều lứa tuổi từ các cháu mẫu giáo, học sinh sinh viên và những người cao tuổi.
Case studies: Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã thành công trong việc sử dụng chất liệu họa tiết truyền thống để xây dựng nhận diện thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp của quốc gia.
Sách về chất liệu truyền thống của Nhật như :
NOBUYOSHI HAMADA (2016)日本の伝統色 The traditional colors of Japan, PIE International, Tokyo,
NOBUYOSHI HAMADA (2016)日本の伝統色 The traditional colors of Japan
3. Chung tay bảo tồn Văn Hóa:
Ai biết đến nghệ thuật gấp giấy Origami? tranh thủy mặc? Ai biết đến tranh Kiếng của Nam Bộ? Tại sao nghệ thuật truyền thống của nước khác lại được biết đến nhiều hơn nghệ thuật truyền thống trên chính quê hương mình
Ở 3 miền Bắc Trung Nam thì miền Nam có tranh Kính, ở miền Bắc có tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, Miền Trung có tranh làng Sình > Sự đa dạng này nằm ở việc Việt Nam có 54 dân tộc và mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng tạo thành một kho tàng rất phong phú của Việt Nam, là chất liệu sáng tạo để mọi người khai thác, ứng dụng trong cuộc sống.
Khi chúng ta cùng chung tay để bảo tồn nền văn hóa của mình, mỗi người góp một chút sẽ tạo ra sự thay đổi trong mỗi chúng ta khi ta tự hào giới thiệu về những nét đặc sắc của quê hương mình. Và những nét truyền thống đó chính là chất liệu để mỗi người trong chúng ta xây dựng những sản phẩm mang bản sắc riêng của Việt Nam.
Ví dụ:
Đối với tôi tranh Hàng Trống của quê hương đã trở thành chất liệu mang lại nét đặc sắc riêng của Việt Nam cho những thiết kế đồ họa phục vụ maketing.
Các doanh nghiệp lựa chọn hình ảnh lấy cảm hứng từ truyền thống để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình… mỗi người đều có thể chung tay tạo nên giá trị riêng của người Việt.
Mỗi một đất nước, một nền văn hóa dù lớn hay nhỏ luôn có những giá trị riêng đóng góp vào giá trị chung của thế giới. Chúng ta cần giữ gìn, tôn trọng và phát triển những giá trị văn hóa ấy nhằm phát triển giá trị, lợi ích cho chính đất nước mình và nâng cao giá trị trên thế giới nói chung.
Những giá trị truyền thống không chỉ là những gì người xưa để lại mà luôn được bồi đắp trong dòng chảy của hiện tại và tương lai. Mỗi chúng ta là một phần tạo nên dòng chảy ấy.
Hãy luôn tự hào về dân tộc của bạn!
Hình ảnh sản phẩm ứng dụng từ sách Hoạ sắc Việt
“Họa Sắc Việt” là dự án đầu tiên ở Việt Nam cung cấp kho nguyên liệu truyền thống dành cho ngành thiết kế. Sản phẩm của dự án là quyển sách đầu tiên mang tên “Họa Sắc Việt từ tranh Hàng Trống”-tác giả Trịnh Thu Trang và cộng sự S-River team.